VANILLA OF THE EAST - VANILLA CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

TỪ LÁ DỨA ĐẾN SÂM DỨA - VÌ SAO HƯƠNG VỊ LÁ DỨA ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ "VANILLA OF THE EAST - VANILLA CỦA PHƯƠNG ĐÔNG"?!?

Nếu như vanilla được biết đến như 1 loại “hương vị nữ hoàng” của Tây Phương thì ở nền ẩm thực phương Đông nói riêng và Việt Nam nói chung đã ghi nhận sự nức tiếng của hương vị lá dứa trong suốt bề dày lịch sử - 1 loại hương vị tưởng chừng như dân dã nhưng lại không kém phần thú vị. Được mệnh danh là 'Vanilla của phương Đông', lá dứa được biết đến với hương thơm mạnh mẽ, ngọt ngào của các note hương cỏ cây thiên nhiên mang lại hương vị riêng biệt và giúp tôn lên hương vị tổng thể cho các món ăn. Chúng được sử dụng rộng rãi và là một trong những thành phần thiết yếu trong nhiều món ăn Đông Nam Á.

Trong tiếng Ấn Độ, lá dứa được gọi là “Annapoorna”, lá dứa dại được nhà văn ẩm thực người Anh Nigella Lawson gọi là “New Matcha” (tạm dịch: Hương vị Matcha mới) của thế giới ẩm thực ở châu Âu vào năm 2017. Những chiếc lá hẹp giống như phiến lá màu xanh lục có chiều dài 60-80cm cũng được dùng làm giấy gói thực phẩm ở các nước như Thái Lan, Nhật Bản và Malaysia. Ở “xứ sở chùa vàng” Thái Lan, lá dứa được biết đến với tên gọi “Bai Toey Hom”, tiếng Malaysia “Daun Pandan” và tiếng Nhật “Takonoki”. Bên cạnh mục đích chính là tạo hương thơm, lá dứa còn được sử dùng làm chất tạo màu thực phẩm tự nhiên, xua đuổi côn trùng và làm thoáng mát không khí.

Ở Việt Nam, hương vị lá dứa đã gắn liền với các món ăn truyền thống, đặc biệt là các món ngọt. Hương vị lá dứa phổ biến đến mức dẫn đến 1 số nhầm lẫn thú vị. Ví dụ như: ở các tỉnh miền Bắc, người ta thường dùng lá dứa để tạo nên hương thơm đặc trưng của cốm non nên dần dà mặc định hương lá dứa chính là hương cốm. Hoặc như 1 trường hợp khác, lá dứa gần như gắn liền với các món xôi nếp và khi hấp xôi, hương vị lá dứa lại rất thơm ngon và phù hợp với nếp, nên phương ngữ miền Bắc lại có thêm 1 tên gọi khác cho lá dứa chính là “lá nếp”.

Vậy chúng ta quay lại với câu hỏi, vì sao lá dứa được mệnh danh là “Vanilla của phương Đông”? Cách lý giải thuyết phục nhất cho câu hỏi này, có lẽ là nằm ở sự thông dụng và tính năng đa dạng ứng dụng của lá dứa. Vanilla vốn dĩ nổi tiếng với hương thơm dễ chịu, giúp tôn vinh các hương vị khác và đặc biệt nhất là khả năng ứng dụng đa dạng, thì lá dứa cũng tương tự như thế. Đơn cử trong nền ẩm thực Việt Nam, lá dứa được ứng dụng hầu hết trong các món ăn truyền thống, từ món ngọt tráng miệng cho đến các món mặn có hương vị mạnh. Các món chè truyền thống của người Việt hầu như không thể thiếu lá dứa, trong ngành bánh ngọt trước khi biết dùng vanilla để giúp các món bánh trở nên thơm ngon hơn và khử các mùi không mong muốn thì lá dứa đã từng là lựa chọn hàng đầu để thực hiện các nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, trong ngành trà thì hương vị lá dứa/sâm dứa là 1 hương vị bắt buộc không thể thiếu của các hãng trà lừng danh ở Thái Nguyên hay “thủ phủ ngành trà” Bảo Lộc.

Trong ngành pha chế, siro sâm dứa dường như là 1 hương vị luôn nằm trong top đầu các hương vị giải khát cho mùa hè. Và còn vô số các ứng dụng khác của lá dứa mà chúng ta luôn phải tìm hiểu và cập nhật thêm…

Hương vị lá dứa như bản đồng dao ngợi ca quê hương, cứ nhẹ nhàng nhưng day dứt, truyền thống nhưng không lỗi thời. Và chính vì lẽ đó, lá dứa luôn là hương vị không thể thiếu trong ngành ẩm thực Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Thật xứng với danh hiệu “Vanilla of the East –Vanilla của phương Đông”

huonglieuogida379
stick_zalo